CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM LÂY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  22/10/2021     |  Lượt xem 92   

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”

Ngày 15/5, Hội nghị bàn tròn các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.


Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường”. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị, với sự tham dự của các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của 29 quốc gia khác gồm: Argentina, Ba Lan, Belarus, Campuchia, Chile, Ethiopia, Hungary, Hy Lạp, Indonesia, Italy, Kazakhstan,, Kenya, Kyrgyzstan, Lào, Malaysia), Myanmar, Mông Cổ, Nga, Pakistan, Fiji, Philippines, CH Czec, Serbia, Sri Lanka, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Uzbekistan, Việt Nam; và Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế. Đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu. Tham gia đoàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và lãnh đạo một số Bộ, ngành.

Phát biểu mở đầu Hội nghị, Chủ tịch nước chủ nhà Trung Quốc Tập Cận Bình nêu sự cần thiết của hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” để thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển; sáng kiến cần có sự tham gia của các nước, dựa trên sự tham vấn, đóng góp chung “cùng thắng” và nêu các đề nghị để làm sâu sắc quan hệ đối tác và sự phát triển trong liên kết. Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đã trao đổi về tình hình kinh tế thế giới, những cơ hội, thách thức mà các quốc gia đang đối mặt và các biện pháp nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các quốc gia và thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững.

Trong đó, các nhà lãnh đạo đã đề cập các thế mạnh, vai trò của các thể chế hợp tác khu vực và toàn cầu hiện nay, những lợi thế so sánh của mỗi nước và khu vực trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, trao đổi khoa học, công nghệ, giáo dục và du lịch. Hội nghị nhất trí: (i) Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua thúc đẩy các cơ chế hợp tác và chiến lược phát triển khu vực và toàn cầu, trong đó có Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; (ii) Thúc đẩy hợp tác công nghiệp, thương mại, đầu tư, tài chính, phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học - kỹ thuật; hỗ trợ sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu; (iii) Tăng cường kết nối giữa các quốc gia, hỗ trợ các nước kém phát triển và đang phát triển khắc phục các nút thắt phát triển, nâng cao hiệu quả kết nối khu vực; (iv) Tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, giáo dục và bảo đảm người dân được hưởng lợi từ các cơ hội phát triển; (v) Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Các nhà lãnh đạo đề cao tinh thần hòa bình, hợp tác, minh bạch, bao trùm, bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau và nhấn mạnh các nguyên tắc hợp tác gồm: (1) Tôn trọng mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác trên cơ sở tham vấn; (2) Hợp tác cùng có lợi; (3) Tôn trọng sự đa dạng và đóng góp của các nền văn hóa cho phát triển bền vững; (4) Kết hợp hài hòa vai trò của thị trường, doanh nghiệp và chính phủ; (5) Bảo đảm tính bền vững về kinh tế, xã hội, tài chính và môi trường của các dự án; cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã ra Thông cáo chung, theo đó, khẳng định các quốc gia có trách nhiệm thúc đẩy hoà bình, hợp tác cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, và tạo dựng một cộng đồng hòa bình, thịnh vượng.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn mang tính bước ngoặt, mỗi quốc gia, khu vực đều tìm cách tiếp cận mới, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, khai thác hiệu quả những thành tựu tiên tiến của khoa học - công nghệ, bảo đảm môi trường hoà bình, an ninh, ổn định để cùng phát triển bền vững. Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến liên kết kinh tế, kết nối khu vực nói chung, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” nói riêng, và sẵn sàng hợp tác cùng các quốc gia nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đem lại lợi ích chung, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh hợp tác trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường” cần: (1) Gắn với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và các khuôn khổ hợp tác khu vực, toàn cầu hiện có; (2) Bảo đảm các tiêu chí bền vững, hiệu quả và bao trùm; ưu tiên các dự án thiết thực, xuất phát từ nhu cầu phát triển của các quốc gia, khu vực; và (3) Hợp tác phát triển bền vững dựa trên nguyên tắc động thuận, bình đẳng, tự nguyện, minh bạch, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Trao đổi về hợp tác kết nối, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết kinh tế và kết nối giao thông với các nước láng giềng, hỗ trợ các nước không có biển và trung chuyển tham gia ngày càng sâu và hưởng lợi từ hệ thống thương mại toàn cầu. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh sự cần thiết ưu tiên hàng đầu cho kết nối kinh tế thông suốt, hiệu quả giữa các quốc gia, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng giao thông liên lục địa, hình thành mạng lưới giao thông kết nối các quốc gia châu Á với nhau và giữa châu Á với châu Âu, châu Phi và châu Mỹ; phát huy hiệu quả của các hành lang giao thông thông qua các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và đi lại của người dân. Để có một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông đồng bộ giữa các quốc gia và khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng các định chế quốc tế có thể đóng góp tốt vào việc nghiên cứu, đánh giá tổng thể thực trạng kết nối giữa các khu vực trên thế giới, từ đó xác định những “điểm trọng yếu” tập trung nguồn vốn đầu tư.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chia sẻ về các mục tiêu của Năm APEC 2017 và khẳng định Việt Nam, với vai trò là nước chủ nhà của Hội nghị APEC 2017 đã và đang tích cực hợp tác với các nền kinh tế thành viên để thúc đẩy tạo dựng quan hệ Đối tác châu Á - Thái Bình Dương vì phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21 và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững 2030.

Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” được tổ chức từ 14 - 15/5/2017 với chủ đề “Vành đai và Con đường: Hợp tác vì thịnh vượng chung”. Trong khuôn khổ Diễn đàn, Đối thoại cấp cao giữa các đại biểu cấp Bộ trưởng, nguyên lãnh đạo các nước, giới doanh nghiệp và học giả đã được tổ chức với sáu phiên họp chuyên đề về kết nối chính sách, kết nối hạ tầng, kết nối thương mại, hội nhập tài chính, giao lưu nhân dân và trao đổi giữa các học giả. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc Nguyễn Xuân Thắng đã tham dự các phiên thảo luận của Đối thoại cấp cao.

Chiều 15/5, Chủ tịch nư ớc Trần Đ ại Quang và Phu nhân, cùng Đ àn đ ại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô B ắc Kinh, kết thúc chuyến thăm c ấp Nhà nước tới CHND Trung Hoa và dự Diễn đ àn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai v à Con đư ờng", tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ ngày 11 - 15/5/2017, theo lời mời của Tổng Bí thư , Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình./.

Nguồn: dangcongsan.vn


 
Liên kết
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 104190