Tham dự buổi lễ có Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng Ban quản lý di tích tỉnh Hưng Yên; Đồng chí Lê Xuân Huấn - Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy; Đ/c Trịnh Trung Kiên- Huyện ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện cùng các đồng chí trong đoàn công tác của huyện; Đ/c Sái Khoa Anh - Phó bí thư phụ trách điều hành Đảng bộ, Chủ tịch UBND xã cùng các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ xã, Trưởng ngành đoàn thể xã, Cán bộ công chức xã, Bí thư các chi bộ, Trưởng các thôn trong toàn xã; Cấp ủy, lãnh đạo thôn và đông đảo nhân dân địa phương.
Đ/c Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng Ban quản lý di tích tỉnh Hưng Yên trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Đình thôn Ngọc
Đình Ngọc tọa lạc ở giữa làng trên khu đất cao ráo, bằng phẳng, ba mặt là đường làng, một mặt giáp khu dân cư. Đình mang kiến trúc mặt bằng tổng thể có hình chữ Đinh, gồm 5 gian Đại bái, 2 gian hậu cung; cửa Đình nhìn về phía Nam, phía trước Đình là đường giao thông liên thôn, phía bên phải Đình có ao rộng, là điểm "tụ thủy".
Đoàn đại biểu Huyện ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ Việt Nam huyện Văn Lâm tặng hoa chúc mừng
Trải qua quá trình tồn tại tương đối dài, cùng với biến động của môi trường tự nhiên và xã hội, ngôi đình không tránh khỏi sự xuống cấp. Năm 1936, nhân dân địa phương tiến hành trùng tu đình. Vật liệu xây dựng được lấy từ ngôi nhà giảng (nơi dạy học của làng). Kể từ đó đến nay, đình cũng được tu sửa nhiều lần vào các năm: 1966, 1991, 1996, 2011, 2016.
Hiện nay, tất cả các hạng mục còn tương đối đồng bộ, vững chắc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và du khách đến tham quan, chiêm bái.
Ngành giáo dục xã Lạc Đạo tặng hoa chúc mừng
Các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng thôn trong toàn xã tặng hoa chúc mừng
Theo truyền ngôn của các cụ cao niên tại địa phương, đình Ngọc được khởi dựng từ sớm với quy mô nhỏ, bằng vật liệu đơn giản và trùng tu lớn dưới thời Hậu Lê. Cũng như các ngôi đình khác, đình Ngọc trước đây dùng làm nơi tổ chức hội hè và là nơi họp hành của các chức dịch trong thôn. Phần Hậu cung đình là nơi thờ Thành Hoàng của làng, là người có công với dân, với nước.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đình Ngọc là nơi cất giấu cán bộ của Đảng, hoạt động bí mật lãnh đạo phong trào cách mạng ở cơ sở.
Trong kháng chiến chống Mỹ đình được sử dụng là kho quân lương, làm nơi dạy học và làm trại chăn nuôi của địa phương. Trong giai đoạn này đình làng là nơi hội họp, tiễn đưa các thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Ngày nay, Đình được lãnh đạo và nhân dân địa phương và những người con quê hương đi làm ăn xa cùng góp công, góp của tu sửa, tôn tạo khang trang, sạch đẹp, làm nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cho nhân dân. Qua đó giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết trân trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của các bậc tiền nhân.
Ngày nay Đình là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa và chính trị của nhân dân trong thôn. Lễ hội đình Ngọc được diễn ra vào nhiều thời điểm trong năm, điển hình như: ngày rằm tháng giêng tế cầu mưa thuận gió hòa; ngày rằm tháng bày: Lễ xóa tội vong nhân; ngày 12/12: Kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng.
Di tích đình Ngọc nằm ở vùng đất cổ giữa một không gian có nhiều di tích quan trọng của tỉnh Hưng yên, đó là chùa Nôm, chùa Thái Lạc, là chùa Hương Lãng.... đã tạo cho di tích đình Ngọc có một vị trí quan trọng trong hệ thống quần thể di tích ở đây. Sự tồn tại của di tích này góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật của một vùng đất.
Đ/c Sái Khoa Anh - Phó bí thư phụ trách điều hành Đảng bộ, Chủ tịch UBND xã phát biểu
Các đồng chí trong đoàn đại biểu của Tỉnh, của Huyện chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo xã
Từ những lịch sử khoa học nghệ thuật trên đình Ngọc đã được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là một vinh dự, từ hào của Đảng bộ và nhân dân xã Lạc Đạo. Một làng quê giầu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng.
Sái Thu Huyền - Đài truyền thanh xã