CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM LÂY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  22/10/2021     |  Lượt xem 59   

Nữ hoàng Elizabeth II kêu gọi người dân chiến thắng COVID-19

Vào rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), Nữ hoàng Elizabeth II (Đệ nhị) đã có bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình, kêu gọi toàn thể người dân Anh đoàn kết giữa bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đang diễn biến phức tạp tại quốc gia này.

Nữ hoàng Elizabeth II gửi thông điệp về tình đoàn kết giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Anh. (Ảnh: Reuters)


Phát biểu từ Lâu đài Windsor, Nữ hoàng Elizabeth II cũng cảm ơn các y, bác sĩ và nhân viên y tế tại Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh nơi tuyến đầu chống dịch đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong cuộc chiến đầy cam go này. Nữ hoàng khẳng định cả quốc dân sẽ cùng bà đảm bảo rằng "mỗi giờ làm viêc tích cực sẽ đem chúng ta lại gần hơn thời điểm trở lại bình thường".

“Những khoảnh khắc khi người dân Vương quốc Anh cùng nhau cổ vũ đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế sẽ được ghi nhớ như sự biểu hiện của tinh thần dân tộc và biểu tượng đó sẽ như những ánh cầu vồng được vẽ bởi các em nhỏ”, bà cho hay.

Khẳng định dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới, bà cho rằng: “Cho dù nước Anh trước đây đã đối mặt với nhiều thách thức, song lần này là một khác biệt. Thời điểm này, chúng ta và tất cả các quốc gia trên thế giới cùng nỗ lực chung, vận dụng những tiến bộ khoa học vĩ đại và lòng trắc ẩn của chúng ta để hàn gắn nỗi đau”.

Thông điệp của Nữ hoàng Elizabeth II đồng thời cũng được gửi đến công dân các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung, ngợi ca các câu chuyện "sưởi ấm trái tim" về những con người trên khắp các nước thành viên thuộc Khối. BàElizabeth II nhắn gửi đến người dân về về sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn.

“Cùng nhau, chúng ta sẽ khống chế được dịch bệnh này. Tôi muốn đảm bảo rằng nếu chúng ta duy trì sự đoàn kết và quyết tâm, chúng ta sẽ vượt qua”, Nữ hoàng Elizabeth II nói. “Tôi hy vọng trong những năm sắp tới, tất cả mọi người sẽ tự hào về những gì đã làm để vượt qua thách thức này”, bà nhấn mạnh.

Nữ hoàng Elizabeth II cho biết thời điểm “thách thức” này khiến bà nhớ lại cách mà đất nước Anh đã đi qua trong Thế chiến thứ II. Bà kêu gọi tất cả người dân cùng đoàn kết, “chúng ta sẽ thành công”.

Nữ hoàng Elizabeth II, hiện đã 93 tuổi, hiếm khi phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia trừ khi bà xuất hiện để gửi thông điệp Giáng sinh hàng năm, hoặc khi Quốc hội mới tuyên thệ nhậm chức.

Các chuyên gia hoàng gia cho biết đây là bài phát biểu đặc biệt trên truyền hình lần thứ 5 của Nữ hoàng trong suốt 68 năm nắm quyền. Bài phát biểu gần đây nhất của bà vào năm 2012, đánh dấu kỷ niệm 60 năm lên ngôi của bà.



Ngày 5/4, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock yêu cầu người dân Anh không tắm nắng. Ông cho biết: hiện đang đặt mục tiêu sẽ tiến hành 100.000 xét nghiệm mỗi ngày vào cuối tháng 4. Con số xét nhiệm hiện đang được tiến hành mỗi ngày vào khoảng 10.000 người.

Tính đến 7h sáng 6/4 theo giờ Việt Nam, số ca tử vong do dịch bệnh (COVID-19) do chủng mới virus Corona (SARS-CoV-2) trên toàn cầu đã là 69.405 người trong tổng số 1.271.875 ca mắc bệnh. Trong đó, Anh ghi nhận đã có 47.806 ca lây nhiễm và 4.934 ca tử vong. Trong vòng 24h qua, nước này cũng ghi nhận có thêm 5.903 ca mắc mới và 621 ca tử vong.

Tối 5/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải nhập viện do tiếp tục xuất hiện các triệu chứng dai dẳng của bệnh COVID-19, khoảng 10 ngày sau khi tự cách ly tại nhà vì bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Phát ngôn viên Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết "đây là một biện pháp thận trọng". Theo Văn phòng Thủ tướng, nếu Thủ tướng Johnson không còn khả năng lãnh đạo chính phủ trong thời gian điều trị bệnh thì Ngoại trưởng Dominic Raab sẽ là người thay thế. Nhưng hiện tại dù nhập viện nhưng Thủ tướng Johnson vẫn tiếp tục làm việc, giữ liên lạc, chỉ đạo các bộ trưởng và quan chức.

Về diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên thế giới. Hiện Mỹ ghi nhận số ca lây nhiễm nhiều nhất trên toàn cầu khi đã vượt mốc 330.000 người. New York là bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 115.000 ca mắc bệnh và hơn 3.500 ca tử vong. Ngày 4/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ triển khai thêm 1.000 nhân viên quân sự tới New York nhằm giúp thành phố này kiểm soát được dịch COVID-19. Các bang có số bệnh nhân COVID-19 trên 10.000 người được ghi nhận là New Jersey, Michigan, California, Louisiana, Florida, Massachusetts và Pennsylvania.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã cảnh báo rằng"tuần cam go nhất" của nước Mỹ sắp đến, và dự báo "sẽ có nhiều ca tử vong" do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19. Phát biểu trong cuộc họp báo của lực lượng đặc nhiệm chuyên trách phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cam kết sẽ cung cấp cho các điểm nóng của dịch bệnh trên khắp nước Mỹ các vật tư y tế cần thiết nhằm đối phó với đại dịch, đồng thời lưu ý rằng chính phủ liên bang đã lập các bệnh viện dã chiến mới tại một số bang và hiện đã sẵn sàng điều trị cho các bệnh nhân bị lây nhiễm tại một bệnh viện dã chiến ở New York.

*Châu Âu: Tây Ban Nha vượt Italy về số ca nhiễm

Theo số liệu thống kê củatrang worldometers.info, các nước châu Âu vẫn tiếp tục chứng kiến sự gia tăng về số ca tử vong và lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong những tuần gần đây.

- Tính đến 7h sáng ngày 6/4 (giờ Việt Nam), Italyghi nhận có 15.887 ca tử vong và 128.948 ca lây nhiễm nhiễm, trong đó 21.815 ca phục hồi. Italy cũng là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới. Trong vòng 24h qua, nước này ghi nhận có thêm 4.316 ca nhiễm mới và 525 ca tử vong do COVID-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ký quyết định kéo dài tình trạng phong tỏa trên cả nước tới ngày 13/4. Thủ tướng Giuseppe Conte cũng khẳng định chưa có cơ sở để các quy định hạn chế sẽ được nới lỏng sau ngày 13/4 và các quyết định của chính phủ sẽ dựa trên ý kiến của các nhà khoa học.

- Tây Ban Nhahiện đã vượt qua Italy trên bảng thống kê về số ca mắc COVID-19. Số ca tử vong tại Tây Ban Nha hiện ghi nhận 12.641 trường hợp, thấp hơn Italy hơn 3.000 ca, tuy nhiên số ca nhiễm tại Tây Ban Nha đã vượt qua Italy khi ghi nhận đã có 131.646 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã áp đặt một trong những lệnh phong tỏa chặt chẽ nhất châu Âu, chỉ cho phép nhân viên làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu được tự do đi lại và đi làm. Ngày 4/4, Thủ tướng Pedro Sanchez đã quyết định đề xuất gia hạn lệnh về tình trạng khẩn cấp quốc gia tại nước này đến ngày 25/4.

Trong tuyên bố sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng cho biết đây sẽ không phải là lần cuối cùng và chính phủ Tây Ban Nha sẽ duy trì các lệnh phong toả chừng nào dịch bệnh chưa được khống chế.

- Pháp: Tính đến sáng 6/4, nước này ghi nhận có 92.839 ca nhiễm COVID-19, trong đó 8.078 ca tử vong. Trong vòng 24h qua, nước này cũng ghi nhận có thêm 2.886 ca mắc mới và 518 ca tử vong.

Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế Pháp Jerome Salomon cho rằng nước này đang ở đầu giai đoạn có thể đánh giá được tác động của lệnh hạn chế đi lại. Ông để ngỏ khả năng sẽ “đề nghị tất cả mọi người đeo khẩu trang” trong tương lai gần và cho biết vấn đề này đang được thảo luận với các chuyên gia, hội đồng khoa học và các nhà virus học. Ông cũng khẳng định rằng khẩu trang thay thế bằng vải, hiện đang được các công ty dệt may và thời trang của Pháp gấp rút sản xuất, có thể là “một nguồn bổ sung” nhưng người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả khác như rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tối 2/4, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe kêu gọi người dân tuân thủ lệnh phong tỏa được Pháp áp dụng từ ngày 17/3. Ông Philippe cho biết lệnh phong tỏa có thể sẽ được kéo dài hơn so với hạn chót đặt ra ban đầu là ngày 15/4. Giới chức y tế nhấn mạnh rằng Pháp chưa chạm đến đỉnh dịch, tình hình còn quá phức tạp nên chưa thể tính đến việc dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại.

* Châu Á: Hàn Quốc giảm, Nhật Bản và Singapore tăng số ca lây nhiễm

Trong khi Hàn Quốcghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới ngày thứ 24 liên tiếp dưới 100 thì thủ đô Tokyo (Nhật Bản) và Singapore lại vừa trải qua một ngày ảm đạm với số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày.

Hàn Quốcngày 5/4 ghi nhận số ca nhiễm mới ngày thứ 24 liên tiếp ở mức 81 ca, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 10.237 ca, tỷ lệ khỏi bệnh tăng đều từng ngày trong khi số ca nhiễm từ nước ngoài vẫn tiếp tục tăng.

Bộ Y tếNhật Bảnthông báo, tính đến thời điểm hiện tại, nước này ghi nhận có 3.139 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 77 ca tử vong. Thủ đô Tokyo ghi nhận có thêm ít nhất 143 ca nhiễm mới trong ngày 5/4, tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới kỷ lục tại đây trong vòng 1 ngày. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp đã khiến Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19.

Ngày 5/4, Singapore ghi nhận thêm 120 trường hợp mắc bệnh COVID-19, mức tăng cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ tháng 1.Đến nay, Singapore đã ghi nhận tổng cộng 1.309 ca mắc COVID-19, trong đó có 6 trường hợptử vong.

Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ dịch COVID-19 bùng nổ sau khi tưởng đã khống chế được dịch. Theo trang Tin tức Singapore, dù đã áp dụng nhiều biện pháp triệt để phòng chống dịch, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Singapore tăng gần gấp 10 lần trong 1 tháng./.

Nguồn: http://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/nu-hoang-elizabeth-ii-keu-goi-nguoi-dan-chien-thang-covid-19-552114.html

 
Liên kết
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 102116