Hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ tại Geneva (Thụy Sĩ)
Sự
kiện ngoại giao được dư luận quốc tế chờ đợi là cuộc gặp Thượng đỉnh
giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra
tại Thụy Sĩ vào tối 16/6 (theo giờ Việt Nam). Đây là cuộc gặp trực tiếp
đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng
thống Mỹ vào tháng 1 vừa qua.
|
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir
Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 16/6/2021. (Ảnh:
Sputnik) |
Mặc dù
được kỳ vọng, cuộc gặp sẽ tạo ra một môi trường ổn định trong quan hệ
song phương Nga - Mỹ thời gian tới, song có vẻ như kết quả là hai bên
cùng thăm dò và cho nhau thấy rõ “lằn ranh đỏ” của mình đang nằm ở đâu.
Tại
hội nghị thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí bắt đầu các cuộc đàm
phán về an ninh mạng và kiểm soát vũ khí, đưa các đại sứ trở lại thủ đô
của nhau sau lệnh triệu hồi vào đầu năm nay. Tuy vậy, theo nhận xét của
cả Tổng thống Putin lẫn người đồng cấp Joe Biden, cuộc gặp không nhằm
mục đích tạo ra những đột phá lớn. Thay vì đó, các bên mong muốn trao
đổi một cách thẳng thắn, trung thực và hướng về phía trước.
Hội
nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ diễn ra trong bối cảnh hai cường quốc đang có
những chia rẽ cùng bất đồng sâu sắc trong một loạt vấn đề: Từ cáo buộc
can thiệp bầu cử, an ninh mạng, nhân quyền cho tới cuộc khủng hoảng
Ukraine…
Đây
không phải lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp nhau, song đây là Hội nghị
thượng đỉnh đầu tiên kể từ khi ông J.Biden trở thành chủ nhân Nhà Trắng.
Cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra sau một thời gian dài quan hệ song phương
đi xuống, thậm chí ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên,
những xa cách chưa thể xích lại gần hơn đã khiến dư luận không đặt nhiều
kỳ vọng vào sự kiện lần này.
Trong
khi Moscow phát thông điệp muốn đề cập tới triển vọng quan hệ song
phương trong cuộc gặp, còn Washington lại muốn nói về những chủ đề gai
góc. Sự “lệch tông” ngay từ cách chọn chủ đề cuộc gặp, cùng với những
thông điệp rõ ràng từ lãnh đạo hai nước đã cho thấy nhiều hoài nghi vẫn
chưa được cởi bỏ. Cuộc gặp mới chỉ là một sự khởi đầu để mở ra hy vọng,
chứ chưa thể giúp mang lại sự kỳ vọng.
Iran có Tổng thống mới
Theo
hãng thông tấn chính thức của Cộng hòa hồi giáo Iran (IRNA), ứng cử viên
Ebrahim Raisi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày
18/6 ở Iran.
|
Tổng thống đắc cử của IranEbrahim Raisi . (Ảnh: IRNA) |
Bộ
trưởng Nội vụ Abdolreza Rahmani Fazli thông báo ứng cử viên Ebrahim
Raisi đã giành được hơn 17,9 triệu phiếu bầu, tương đương tỷ lệ 62%
trong tổng số hơn 28,9 triệu phiếu bầu, bỏ xa so với người đứng thứ hai
là ứng cử viên Mohsen Rezaei (chỉ giành được hơn 3,4 triệu phiếu bầu),
qua đó chính thức được bầu làm Tổng thống của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Với
việc trở thành tân Tổng thống của Iran, ông Ebrahim Raisi cam kết chính
phủ mới sẽ nỗ lực hết sức để giải quyết các vấn đề của đất nước, đặc
biệt là các vấn đề liên quan cuộc sống của người dân.
Cuộc
bầu cử tổng thống lần thứ 13 của Iran diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế
nước này đã rơi vào suy thoái nghiêm trọng do sức tàn phá của các lệnh
trừng phạt mà Mỹ áp đặt đối với Tehran. Trong nhiệm kỳ 4 năm tới, ông
Raisi và ban lãnh đạo mới của Iran đứng trước một loạt nhiệm vụ hết sức
khó khăn, như vực dậy nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do các
lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015,
qua đó đưa Iran tham gia trở lại nền kinh tế toàn cầu.
Có thể
nói cuộc bầu cử tổng thống Iran đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư
luận quốc tế và khu vực bởi nó sẽ hé lộ những thay đổi tại quốc gia có
tầm ảnh hưởng ở Trung Đông này, nhất là trong bối cảnh hồ sơ hạt nhân
Iran chưa bao giờ hết "nóng". Chiến thắng của ông Raisi được kỳ vọng sẽ
đưa đến một luồng sinh lực mới, đưa đất nước Iran vượt qua những khó
khăn, nhất là về kinh tế.
Triều Tiên gửi “thông điệp đầu tiên” đến Tổng thống Mỹ
Hãng
Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 18/6 dẫn lời nhà lãnh
đạo nước này Kim Jong-un nhấn mạnh, Triều Tiên nên sẵn sàng cho
cả việc đối thoại lẫn đối đầu với Mỹ, trong tuyên bố được
cho là thông điệp đầu tiên gửi đến Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Theo
KCNA, tại kỳ họp họp toàn thể thứ 3 khóa 8 của Trung ương Đảng Lao động
Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un "đã phân tích chi tiết xu hướng
chính sách của chính quyền mới của Mỹ đối với Triều Tiên, và làm rõ
các đối sách chiến lược và chiến thuật phù hợp cũng như phương hướng
các hoạt động cần duy trì trong quan hệ với Mỹ trong thời gian tới".
|
Nhà lãnh đạoTriều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: KCNA. |
Trong
đó, ông Kim Jong-un "nhấn mạnh cần chuẩn bị sẵn sàng cho cả đối thoại
và đối đầu, nhất là chuẩn bị đầy đủ cho việc đối đầu nhằm bảo vệ phẩm
giá, lợi ích của Triều Tiên vì sự phát triển độc lập và bảo đảm vững
chắc môi trường hòa bình, an ninh của đất nước".
Ông
Kim cũng kêu gọi "phản ứng nhanh chóng và kịp thời, đối phó với tình
hình thay đổi nhanh chóng và tập trung nỗ lực để kiểm soát ổn định tình
hình trên bán đảo Triều Tiên", KCNA cho biết.
Đây
có thể coi là thông điệp đầu tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un
đến chính quyền Mỹ kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.
Chính
quyền của ông Biden gần đây đã hoàn thành việc xem xét chính sách về
Triều Tiên và cho biết họ sẽ theo đuổi "cách tiếp cận thực tế, có điều
chỉnh" nhằm hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo
Triều Tiên.
Tổng
thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã có
kỳ hội nghị thượng đỉnh song phương đầu tiên vào tháng trước, theo đó
nhất trí theo đuổi chính sách ngoại giao để giải quyết vấn đề hạt
nhân của Triều Tiên.
Xung đột tái diễn ở Gaza
Các
nguồn tin an ninh Palestine cho biết, các máy bay chiến đấu của Israel
ngày 17/6 đã không kích một số cơ sở quân sự của Lữ đoàn al-Qassam, một
nhánh của phong trào Hồi giáo Hamas hiện kiểm soát Dải Gaza.
Theo
nguồn tin trên và các nhân chứng, có nhiều tiếng nổ ở khu vực phía Bắc
và phía Nam Gaza sau khi các máy bay chiến đấu của Israel không kích các
cơ sở quân sự của Hamas. Vụ không kích gây hư hại nghiêm trọng các cơ
sở quân sự này, nhưng không có báo cáo thương vong.
|
Khói lửa bốc lên sau các cuộc không kích của Israel tại Gaza, rạng sáng 16/6.
(Ảnh: PressTV/Ma'an) |
Truyền
thông Israel đưa tin các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở quân sự của
Hamas được tiến hành sau khi các vụ thả bóng bay gây cháy từ Gaza sang
miền Nam Israel diễn ra trong 3 ngày liên tiếp. Theo phía Israel, các
bóng bay này đã gây ra ít nhất 8 vụ cháy ở các cộng đồng người Israel
gần khu vực biên giới.
Các vụ
thả bóng bay diễn ra từ ngày 15/6 vừa qua nhằm phản đối phe cực hữu ở
Israel tổ chức cuộc tuần hành hằng năm kỷ niệm sự kiện Israel sáp nhập
Đông Jerusalem. Đêm 15/6, Israel đã không kích các cơ sở quân sự của
Hamas ở Dải Gaza. Đây là vụ không kích đầu tiên của Israel vào Gaza
kể từ khi nước này và Hamas ngày 21/5 đạt thỏa thuận ngừng bắn do Ai
Cập làm trung gian, kết thúc 11 ngày giao tranh đã khiến ít nhất 230
người Palestine và 12 người Israel thiệt mạng.
Thế giới lo ngại sự gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta
WHO
cảnh báo Delta đang tiếp tục lây lan nhanh chóng và ngày càng có nhiều
quốc gia báo cáo các đợt bùng phát liên quan đến dòng biến thể này. Biến
thể Delta hiện chiếm phần lớn số ca mắc COVID-19 ở Anh, Đức và Nga.
Cơ
quan Y tế công cộng vùng England (PHE) của Anh ngày 18/6 công bố các số
liệu cho thấy số ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 tính theo
tuần tiếp tục tăng mạnh tại Anh. Giới chức Nga thông báo thủ đô Moskva
đã ghi nhận 9.056 ca mắc mới trong ngày 18/6, mức cao nhất theo ngày kể
từ khi đại dịch bùng phát tại đây. Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho
biết gần 90% số ca nhiễm mới tại thành phố này là mắc biến thể Delta.
|
Thế giới lo ngại sự gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta.(Ảnh: AFP/TTXVN) |
Trong khi
đó, WHO cũng đã cảnh báo về một mối nguy hiểm khác từ "các biến thể
đáng lo ngại" ở Indonesia. Đầu tuần này, Bộ Y tế Indonesia cho biết đã
phát hiện 107 ca nhiễm biến thể Delta trong 148 ca nhiễm 3 biến thể được
WHO liệt vào trong danh sách cần quan tâm. Con số này tăng đáng kể so
với 32 ca ghi nhận tuần trước. Do đó, WHO kêu gọi Indonesia thực thi các
biện pháp nghiêm ngặt hơn và hành động khẩn cấp trước sự gia tăng các
ca nhiễm biến thể đáng lo ngại.
Cũng
liên quan đến sự lây lan của biến thể Delta, nhà khoa học hàng đầu tại
WHO Soumya Swaminathan cảnh báo đây có thể trở thành biến thể gây ra
phần lớn số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Hiện WHO phân loại Delta ở
mức "biến thể đáng lo ngại."
Chủ
tịch Hiệp hội Y khoa thế giới Frank Ulrich Montgomery kêu gọi các nước
cân nhắc lại việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch của nước mình và cần
có quyết tâm chính trị mạnh mẽ để đảo ngược xu hướng nới lỏng này nếu
số lượng các ca nhiễm biến thể Delta gia tăng.
Trang
thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới
nhất tính đến sáng 20/6 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế
giới hiện là 178.934.767 ca, trong đó 3.874.734 ca tử vong và
163.461.404 ca đã được chữa khỏi./.
Nguồn:https://dangcongsan.vn/thoi-su/the-gioi-tuan-qua-hoai-nghi-va-ky-vong-583479.html