Trong
những năm qua, các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức. Do đó, trình độ lý
luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị được
nâng lên rõ rệt đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thành tích
trên là do có sự đóng góp to lớn của đội ngũ giảng viên các trường chính trị và
trung tâm bồi dưỡng chính trị trong cả nước. Tại Điều 15 Luật Giáo dục ghi rõ:
“Nhà giáo dục giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”.
Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành
giáo dục và của tất cả các Nhà trường. Quy định số 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 của
Bộ Chính trị (khóa IX) về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng nêu rõ,
tổ chức thực hiện việc phân công đào tạo đội ngũ giảng viên. “… Có quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong hệ thống Đảng, tổ
chức bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên lý
luận chính trị các cấp”.
Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ: “Đổi mới, nâng
cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục công dân trong hệ
thống các trường chính trị…”.
Kết
luận số 117-KL/TW ngày 20/11/2015 về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các trường
chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Bí thư đã nêu rõ một trong
các nguyên nhân hạn chế của các trường chính trị tỉnh, thành phố như sau: “Lãnh
đạo một số trường chính trị chưa chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình
triển khai nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của nhiều trường chính
trị thiếu đồng bộ, nhiều biến động; một bộ phận giảng viên trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn còn nhiều bất cập với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ …”.
Tại
Kết luận nêu trên Ban Bí thư Trung ưỡng cũng đề ra yêu cầu đối với các trường
chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: “Chú trọng đổi mới phương
pháp dạy và học gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực
tiễn, góp phần thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
… nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên …”.
Thực
hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp
ứng yêu cẩu của công tác cán bộ trong thời gian tới, theo tôi cần có các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường chính trị.
Nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường chính trị là đòi hỏi thiết thực vì
năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết
định đến chất lượng đào tạo và khẳng định uy tín, vị thế, thương hiệu của nhà
trường. Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung
và phát triển trường chính trị nói riêng.
Muốn
nâng cao chất lượng đào tạo thì việc đầu tiên là phải nâng cao năng lực của đội
ngũ cán bộ giảng dạy và muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy điều
cần thiết là phải làm cho toàn thể cán bộ, giảng viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ; quán triệt sâu sắc các quan
điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của cấp trên nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng đội ngũ. Do vậy, mỗi cán bộ, giảng viên phải coi việc học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi cán bộ,
giảng viên.
Muốn
thực hiện tốt nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cần phải thực hiện
tốt các yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nhằm đảm bảo việc đào
tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phỉa thực sự thiết thực và phục vụ
chính cho công tác giảng dạy của giảng viên hoặc những công việc sẽ đảm nhiệm
sau này và phải góp phần nâng cao trình độ chúng của đội ngũ giảng viên, nâng
cao năng lực chuyên môn; kiến thức thực tế cũng như khả năng tham gia các hoạt
động khác trong và ngoài trường.
Về
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn: Trước những nguyên nhân hạn chế của đội
ngũ giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như
trong Kết luận 117-KL/TW của Ban Bí thư và yêu cầu đổi mới công tác quản lý và
nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh cơ chế chính sách và thu hút các tỉnh,
thành phố các trường chính trị cần chú trọng và tạo mọi điều kiện cả vật chất,
tinh thần lẫn thời gian cho cán bộ, giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh
để xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về
cơ cấu; có cơ chế đặc thù động viên, khuyến khích giảng viên đi học cao học,
nghiên cứu sinh ở nước ngoài hay theo các chương trình của Bộ giáo dục và đào
tạo, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Về
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: Các trường chính trị xây dựng được nội dung bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng có tính chất tổng hợp, kết hợp nhiều mặt với chuyên môn hóa
và phân hóa cao đối tượng. Nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kiến thức chuyên
môn tập trung vào những nội dung giảng viên còn yếu, thiếu hoặc các chuyên đề
bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; bồi
dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ. Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội
ngũ giảng viên còn được thể hiện qua việc tự nghiên cứu khoa học, nghiên cứu
thực tế, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập
thể, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, sáng tạo.
Để
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt hiệu quả, phù hợp với thực
tế hiện nay theo tôi các trường chính trị cần tiến hành như sau:
Một
là, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Kế
hoạch đào tạo giảng viên phải được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể phù hợp
với ngành, chuyên ngành của từng giảng viên hiện tại. Vì vậy, khi xây dựng kế
hoạch đào tạo phải có lộ trình cụ thể, tính đén các điều kiện thuận lợi cho
giảng viên kết hợp vừa giảng dạy, vừa học tập đạt hiệu quả, không ảnh hưởng đến
chất lượng giảng dạy.
Việc
bồi dưỡng cần tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau (ngắn hạn,
dài hạn, tập trung, không tập trung …) tùy theo nội dung, chuyên đề cần bồi
dưỡng và có thể lồng ghép dưới hình thức hội thảo, hội thi, tập huấn, đi nghiên
cứu cơ sở.
Đối
với các giảng viên trẻ, các trường cần phân công giảng viên có kinh nghiệm kèm
cặp, giúp đỡ, hướng dẫn, truyền thụ phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy.
Hai
là, tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng
viên đảm bảo sự đồng bộ, kế thừa và phát triển.
Phải
gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch cán bộ với yêu cầu sử
dụng và bổ nhiệm cán bộ đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và QLNN, quản
lý chuyên môn và bồi dưỡng về lý luận chính trị cho giảng viên trẻ đội ngũ cán
bộ trong diện quy hoạch.
Nâng
cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên
theo quy hoạch, theo chức danh chuyên môn, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu đội ngũ
cán bộ, giảng viên, coi đây là phương pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện
chiến lược phát triển đội ngũ trong giai đoạn mới.
Ba
là, đổi mới công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên.
Giảng
dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ không thể tách rời; nghiên cứu khoa
học là một hoạt động mang tính tự nguyện, là niềm đam mê của mỗi cá nhân. Tuy
nhiên, bên cạnh việc khuyến khích tính tự nguyện, tự giác của giảng viên các
trường cần có các yêu cầu cụ thể đối với giảng viên thực hiện nghiêm quy chế
nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Bốn
là, thường xuyên bồi dưỡng năng lực sự phạm cho đội ngũ giảng viên.
Trên
cơ chế độ công tác của giảng viên, các trường cần tăng cượng lượng thời gian
cho giảng viên học tập, nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để bổ sung kiến thức
cần chú trọng đầu tư nâng cấp, phát triển công nghệ quản lý tại các phòng, khoa
và thực hiện luân chuyển cán bộ, giảng viên để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
thực tế.
Đi
đôi với việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên cần quan tâm bồi dưỡng
các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn, kỹ năng đánh giá, khả năng tự học tập,
tự nghiên cứu nhất là đối với các giảng viên trẻ.
Năm
là, mở rộng liên kết, hợp tác trong đào tạo.
Ngày
nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ liên kết,
hợp trong đào tạo là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực đào tạo và nghiên
cứu khoa học cho các trường. Vì thế, các trường yêu cầu: Chủ động và ….. động
thuộc hoạt động hợp tác và liên kết, mở các hội thảo khoa học, cử cán bộ, giảng
viên đi dự các hội thảo khoa học, tích cực tìm kiếm các lĩnh vực đào tạo phù
hợp để hợp tác, liên kết.
Tích
cực tham mưu với Tinh ủy, UBND tỉnh và tranh thủ sự ủng hộ từ các cơ quan
để đảy mạnh quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu các trường đại học có uy
tín và chất lượng góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực của địa phương, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tạo
cơ hội cho cán bộ, giảng viên đi học tập, trao đổi với các trường đại học trong
nước và nước ngoài, thông qua đó giúp cán bộ, giảng viên tiếp cận những quan
điểm giáo dục hiện đại, những thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng như các
phương pháp giảng dạy tiên tiến để có thể áp dụng vào thực tiễn nhà trường,
từng bước nâng cao vị thế và uy tín của trường, đáp ứng yêu cầu của công tác
đào tạo lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Trương Duy
Tuynh
Phó Hiệu
trưởng